Hướng dẫn cách khắc phục một số sự cố về con cò ( lẫy) của bộ khóa cửa
Mỗi lần chúng ta đóng cửa hay sập cửa lại thì con cò (lẫy) trượt rất khó vào lỗ yếm, sượng cứng và phát ra tiếng ồn. Dưới đây là nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này, giúp bộ khóa cửa của bạn được hoạt động, vận hành tốt hơn.
Một bộ khóa cửa tay nắm tròn tốt cần được lắp ráp lên cửa đúng kỹ thuật đó là khi ta vặn mở cửa hay đóng cửa thì con cò (lẫy) phải nhảy ra hoặc trượt vào lỗ yếm trên khung bao một cách nhẹ nhàng, lúc kéo cửa là tự động đóng mà không cần vặn tay nắm.
Bộ khóa cửa tay nắm có cò (lẫy) trượt ra vào khó khăn là do một trong những nguyên nhân sau:
+) Con cò (lẫy) bị dính Pu, sơn, 2k... trong quá trình sơn phủ. Có thể trong quá trình thi công, người thợ đã che chắn bộ khóa cửa không kỹ làm cho bộ khóa cửa, con cò bị bẩn, dính đầy Pu, sơn….Để khắc phục tốt nhất thì ta nên thay con cò mới cho bộ khóa cửa
+) Nếu con cò (lẫy) của bộ khóa cửa bị liệt lò xo kéo, bị cong chân. Do người thợ trong quá trình thi công đã vô tình làm cong đuôi móc của con cò hay khi gắn cò vào ổ khóa cửa thì chỉ móc được một chân của con cò. Chúng ta nên thay con cò (lẫy) mới cho bộ khóa cửa
+) Độ hở giữa cánh cửa và khung bao quá lớn hoặc quá hẹp. Trong trường hợp độ hở quá hẹp thì cò (lẫy) không có khoảng trống để trượt còn trong trường hợp độ hở quá lớn thì cò (lẫy) sẽ không ăn vào lỗ yếm trên khung bao. Cách khắc phục đó là sửa lỗ yếm trên khung bao (đưa ra ngoài hoặc đưa vào sâu) sao cho khoảng cách hở giữa cánh cửa và khung bao phù hợp nhất.
+) Với những bộ khóa cửa tay gạt kém chất lượng thì con cò (lẫy) không đạt kỹ thuật và bản thân con cò đã sượng cứng. Cách khắc phục tốt nhất là chúng ta nên mua khóa cửa và phụ kiện ở cửa chính hãng.
+) Nếu lỗ khoan cò (lẫy) bị lệch sâu quá hay chưa tới vị trí móc chân cò vào thân khóa cửa tay nắm tròn. Trong trường hợp này, để ráp được bộ khóa cửa thì người thợ phải kéo giãn đuôi cò ra hoặc ép bớt chân cò lại thì mới có thể ráp được. Việc làm này làm cho con cò ở trạng thái bị ép, rất nhanh bị hư, liệt (trượt, nhảy không được nữa). Để khắc phục tình trạng này, chúng ta khoan hoặc dũa lỗ thân khóa đưa về vị trí phù hợp.
Để tránh bộ khóa cửa bị những hiện tượng trên, người thợ nên lắp ráp bộ khóa cửa tay nắm tròn đúng kỹ thuật. Đọc mọi hướng dẫn và các thông số kỹ thuật đều có trong bảng hướng dẫn chi tiết ở trong mỗi hộp khóa cửa.
Chúng ta nên bảo trì bộ khóa cửa tay nắm tròn đúng định kỳ và kiểm tra độ vênh, xệ, nhót...của cửa, bơm dầu đúng định kỳ.